Việc tự ủ phân hữu cơ tại nhà hiện đang trở thành một xu hướng của dân thành phố. Điều này vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa giúp cho người trồng cây có một lượng phân bón an toàn cho rau, hoa của mình.
1. Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Phân hữu cơ thường được hình thành từ phân động vật (phân chuồng), than bùn, phế phẩm nông nghiệp (tro, lá, cành…) hoặc từ rác thải.
Đây là một loại phân bón cho rau sạch thường được dùng trong nông nghiệp, trong phân có chứa chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây và thân thiện với môi trường.
2. Tại sao nên làm phân hữu cơ tại nhà?
Bạn có thể tận dụng những rác thải của gia đình bạn như các loại rau, củ quả thừa, bị hỏng để tự làm. Ngoài ra việc này còn rất hữu ích trong việc giảm lượng rác thải ra môi trường tự nhiên.
Làm phân hữu cơ tại nhà sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, giữ nước, sục khí. Nó cũng bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất; giúp cho đất giàu dinh dưỡng và cây phát triển khỏe hơn, cây trái xanh tươi tốt.
So với việc dùng phân vô cơ sẽ làm đất bạc màu sau một thời gian trồng cây thì việc chúng ta dùng phân hữu cơ là việc nên làm để đảm bảo vườn rau của bạn trở nên xanh tươi và đảm bảo được an toàn đến sức khỏe của gia đình bạn.
Việc sử dụng phân bón hóa học sẽ làm cho các chất vô cơ trong phân ảnh hưởng trực tiếp đến rau bạn trồng vì vậy sẽ không đảm bảo sạch cho cây nữa.
3. 6 bước cơ bản tự làm
Dưới đây là kỹ thuật ủ phân được nhiều người áp dụng hiện nay.
3.1. Chuẩn bị thùng đựng chứa để phân hữu cơ
Bạn có thể sử dụng thùng nhựa hoặc thùng gỗ và đặc biệt với những thùng kín nên khoan vài lỗ để thoát nước.
Thùng ủ thường có thể tích từ 20 đến 200 lít.
3.2. Chọn vị trí đặt thùng thích hợp nhất
Chọn nơi đặt thùng xa nơi bạn sinh hoạt và tiếp cận nhiều ánh nắng để đẩy nhanh quá trình phân hủy rác.
Trong quá trình ủ phân có thể phát sinh mùi hôi khó chịu. Vì vậy bạn nên sử dụng vi sinh khử mùi mẻ ủ.
3.3. Phân loại rác, chọn những rác thải để ủ phân
Bạn cần phân các loại rác thành hai loại như rác hữu cơ và rác vô cơ. Rác hữu cơ bao gồm rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu.
Phân xanh cung cấp Nitơ cho cây: Tóc, cỏ vụn xén, rau quả thừa, lá cây tươi, bã cà phê, vỏ đậu phộng.
Phân nâu cung cấp Carbon cho cây: Mụn dừa, mùn cưa, rơm rạ, lá khô, vỏ trứng, cỏ khô.
Không dùng các loại rác như thịt gia súc, các loại xương… vì chúng khó phân hủy, dễ gây mầm bệnh và mùi thối.
3.4. Hướng dẫn cách trộn một số loại rác hữu cơ
Trộn đều hỗn hợp, mang đi ủ hai tuần mới bắt đầu tưới nước (hạn chế tưới quá nhiều nước).
Sau đó trộn đều, sau khi tưới, rải thêm lớp phân nâu lên bề mặt hỗn hợp cho đầy thùng chứa.
3.5. Tiến hành kiểm tra độ ẩm
Dùng tay nắm hỗn hợp rác hữu cơ lên nếu thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay bạn cần bổ sung thêm rơm rạ hay cỏ khô để cân bằng được lượng nước có trong rác hữu cơ.
Nếu nắm lại và mở bàn tay ra thấy rác tơi và rời rạc có nghĩa rác bị thiếu độ ẩm nên cần phải bổ sung thêm nước, nếu thấy hỗn hợp kết dính thì độ ẩm đã đạt yêu cầu.
3.6. Chờ kết quả
Đợi khoảng 30 ngày khi phân đã phân hủy.
Phân hữu cơ tự ủ sẽ có những đặc điểm như sau:
- Phân sẽ chuyển sang màu nâu đất.
- Có mùi của đất.
- Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn có nghĩa là phân tự làm tại nhà đã phân hủy hoàn toàn và có thể sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ cách ủ phân đơn giản bằng phương pháp ủ hữu cơ. Hy vọng với quy trình ủ phân này sẽ giúp bạn có thể trồng và thu hoạch các loại rau củ quả an toàn cho sức khỏe, đảm bảo được môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Các bạn có thể tham khảo những lưu ý khi bón phân cho cây trồng tại đây.