Nếu bạn tìm hiểu về các loại chậu trồng cây thì chậu đất nung là dòng chậu không thể bỏ qua. Loại chậu này được cho rằng tốt nhất cho cây trồng khi chúng có nhiều lợi ích đặc biệt.
Bài viết dưới đây sẽ phân tích những ưu, nhược điểm của chậu đất nung và các mẹo sử dụng chúng.
1. Ưu điểm của chậu đất nung trồng cây
Giá thành hợp lý
So sánh với các chất liệu như chậu xi măng, chậu men hoặc chậu composite, chậu đất nung có giá thành khá mềm. Mặc dù thời gian gần đây nhu cầu về chậu đất nung đẹp trồng cây tăng cao nên giá cũng bị đội lên hơn chút xíu.
Mẫu mã đa dạng
Trên thị trường hiện nay, chậu đất nung có rất nhiều kiểu dáng và kích thước đa dạng. Chậu ly gờ bé phổ thông đường kính chỉ 5-7cm để trồng xương rồng, sen đá. Chậu đất nung size to đường kính đến 30-40cm để trồng cây ngoại thất. Ngoài ra còn có các loại chậu con thú, chậu mặt người, chậu ô tô độc đáo.
Bạn cũng sẽ dễ tìm thấy những chiếc chậu trơn đơn giản, hoặc hoa văn, kẻ sọc theo mọi phong cách từ cổ điển, đến hiện đại.
Ngoài ra còn có những dòng đất nung được wax sơn trước đây chuyên để xuất khẩu đi nước ngoài, màu sắc rất độc đáo và bắt mắt.
Có thể tái sử dụng và tái chế
Các mảnh vỡ của chậu có thể được tái sử dụng như một bộ lọc để cải thiện hệ thống thoát nước, hoặc làm lớp phủ đất ở dưới đáy chậu cây. Khi bạn vứt bỏ chậu đất nung, bạn không thêm bất kỳ tác động có hại nào đến môi trường.
Chậu trồng cây bằng đất nung tốt cho sự phát triển của thực vật
Như tên gọi của mình, chậu được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao. Bản chất của loại vật liệu này như một cầu nối liên kết giữa cây và môi trường bên ngoài.
Chậu hỗ trợ cây thoát nước và tạo môi trường thông thoáng cho cây. Đây là yếu tố khác biệt nhất mà chỉ chậu đất nung có được.
Chậu đất nung với tính chất thông thoáng, chúng cũng cho phép cây trao đổi nhiệt độ với môi trường bên ngoài. Nhờ vậy mà cây không bị sốc nhiệt khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng hoặc quá lạnh.
Giúp cây trồng vững chắc hơn
Chậu trồng cây bằng đất nung tuy nặng hơn chậu nhựa và có thể sẽ khiến bạn phiền toái khi di chuyển. Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, chúng sẽ giúp cây của bạn đứng vững hơn trước gió lớn.
2. Nhược điểm của chậu
Chậu đất nung dễ bị vỡ do tác động bên ngoài
Chậu đất nung có thể bị nứt vỡ do va đập, rơi rớt. Đây là một nhược điểm đáng kể của chậu đất nung khi so sánh với những vật liệu khác.
Chậu đất nung dễ bị đóng mảng trắng, hoặc rêu
Nếu bạn đã từng trồng cây trong chậu đất nung, bạn sẽ nhận thấy rõ nhất vấn đề này. Do cho phép nước bốc hơi nước ra ngoài qua thành chậu, qua thời gian chậu sẽ xuất hiện những mảng trắng do đọng muối, hoặc những mảng xanh do rêu.
Vấn đề này có thể khiến chiếc chậu trông cũ kỹ hơn đáng kể nhưng dùng trang trí không gian cổ điển rất hợp mắt.
Chậu đất nung có thể khiến cây của bạn bị thiếu nước
Thoát nước tốt là một ưu điểm của chậu đất nung, nhưng nó cũng có thể trở thành nhược điểm. Một số loại cây ưa ẩm như đuôi công, dương xỉ, trầu bà cần được tưới nước nhiều hơn.
Khi môi trường quá khô, hơi ẩm cũng thoát ra một cách nhanh chóng. Nếu cây không được bổ sung độ ẩm kịp thời, chúng có thể bị cháy lá hoặc khô héo.
3. Lưu ý khi sử dụng chậu đất nung trồng cây
Sau đây, sẽ là các lưu ý để bạn sử dụng loại chậu này tốt hơn.
3.1. Hãy làm ướt chậu đất nung trước khi trồng
Đây là một mẹo để ngăn chặn tình trạng rễ cây bị hút ẩm ngược lại từ chậu.
3.2. Sử dụng xỉ than tổ ong lót đáy chậu
Chậu đất nung thường có lỗ thoát nước to. Đất và chất dinh dưỡng có thể theo lỗ thoát nước này mà trôi tuột ra ngoài.
Với mẹo này, bạn chỉ cần đặt đặt một lớp xỉ than vào dưới đáy chậu trước khi trồng. Với thao tác này, bạn có thể bảo vệ đất cho cây trồng mà vẫn giữ được khả năng thoát nước.
3.3. Sử dụng một chiếc đế lót chống nước nếu bạn trồng ở trong nhà
Đế lót đất nung đi cùng chậu đất nung trông thật tuyệt khi chúng là sự kết hợp đồng điệu. Tuy nhiên, đế đất nung cũng sẽ thấm nước. Điều này sẽ thật vô nghĩa khi bạn muốn dùng đế lót để ngăn nước dư không chảy khắp bàn, hoặc sàn nhà.
Thay vào đó, hãy sử dụng đế lót có chất liệu chống thấm như nhựa, hoặc sành, sứ có màu sắc tương đồng.
3.4. Hoàn toàn có thể vệ sinh để tiếp tục sử dụng chậu đất nung trồng cây cũ
Trước tiên dùng bàn chải khô để làm sạch hết đất còn sót lại.
Sau đó, hãy ngâm chậu trong dung giấm với tỉ lệ 1 giấm : 4 nước. Đây là bước quan trọng nhất để diệt khuẩn cho chậu, cũng như làm sạch các vết ố, vảy rêu. Trong lúc ngâm, dùng bàn chải chải để chậu được sạch hơn.
Nếu các vết bẩn cứng đầu vẫn chưa sạch hẳn, bạn có thể chải tiếp cho chậu bằng bột baking soda và nước.
Nhìn chung, chậu đất nung là một vật liệu có nhiều ưu điểm hơn so với những nhược điểm. Sau khi đã cân nhắc các yếu tố của chậu trồng cây đất nung, chắc hẳn bạn đã có lựa chọn riêng của mình.
Các bạn nếu có nhu cầu tìm mua có thể tham khảo các mẫu chậu đất nung tại đây.
Gốm sân vườn
Địa chỉ: Ngã 4 đèn đỏ đường 379, Thuận Tốn, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
Google maps: https://g.page/gomsanvuon
Hotline: 0902.191.450